Google Chrome – một công cụ tìm kiếm thông tin với một tốc độ duyệt web cực kỳ nhanh chóng và cho ra kết quả ngay lập tức. Trong quá trình sử dụng Google Chrome, chắc hẳn sẽ có nhiều người dùng vẫn chưa hiểu rõ được Google Chrome là gì và trình duyệt web này có đặc điểm gì đặc biệt? Cùng theo dõi hết bài viết này để được giải đáp ngay nhé!
I. Google Chrome là gì?
1. Định nghĩa
Google Chrome là một trình duyệt web Internet nguồn mở miễn phí được phát triển bởi Google vào ngày 11 tháng 12 năm 2008 với 43 ngôn ngữ. Google Chrome hiện đang được người dùng sử dụng phổ biến nhằm mục đích truy cập thông tin có sẵn trên World Wide Web.
Có thể bạn quan tâm:
- Trình duyệt Cốc Cốc và những ứng dụng Cốc Cốc là?
- Phần mềm Firefox: Trình duyệt web nhanh chóng, riêng tư
- Ứng dụng Safari: trình duyệt dành cho fan nhà Táo Khuyết
Đồng thời, Google Chrome ngoài hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành và nhiều nền tảng thì còn hỗ trợ các tiêu chuẩn web như CSS và HTML5. Và Google Chrome còn là một trình duyệt web đầu tiên có tính năng kết hợp cả hộp tìm kiếm và thanh địa chỉ cho người dùng trải nghiệm.
2. Google Chrome dành cho ai?
Thông thường Google Chrome dành cho những đối tượng tìm kiếm những thông tin trên trình duyệt web, ưa thích sự trải nghiệm và tìm hiểu những điều mới lạ. Đồng thời người dùng còn có thể chia sẻ những thông tin bổ ích của mình đến với mọi người.
II. Lịch sử hình thành
1. Giai đoạn đầu tiên
Lúc mới đầu, Google Chrome được phát triển ra phiên bản thử nghiệm beta đầu tiên với 43 ngôn ngữ dành cho hệ điều hành Windows được phát hành vào ngày 2 tháng 9 năm 2008. Và ngay sau khi vừa ra mắt thì Google Chrome đã nhanh chóng chiếm lĩnh được cho mình gần 1% thị trường thuộc về trình duyệt. Đồng thời lúc này Google cũng cho biết sẽ phát hành ra phiên bản chính thức được chạy trên các nền tảng và các ngôn ngữ khác sẽ sớm được ra mắt sau đó.
2. Giai đoạn phát triển
Tiếp đó, với sự ra đời của một phiên bản ổn định và chính thức 1.0.154.36, nhằm kết thúc giai đoạn thử nghiệm vào ngày 11 tháng 12. Sau đó, đến tháng 6 năm 2011 thì trình duyệt Google Chrome đã trở thành một trình duyệt được phổ biến và trở nên thông dụng thứ ba trên toàn cầu. Đồng thời, Google Chrome cũng chiếm khoảng 16,5% thị phần trình duyệt web trên thế giới.
III. Ưu điểm và nhược điểm của Google Chrome
1. Ưu điểm
- An toàn và bảo mật cao: Chrome là trình duyệt được Google cập nhật thường xuyên nhằm giữ được tính bảo mật và an toàn cho người dùng. Google Chrome còn có khả năng cập nhật tự động khi người dùng kết nối với Internet. Thêm vào đó, trình duyệt cũng cung cấp nhiều bảo vệ như nhằm ngăn chặn các trang web độc hại, xác định và loại bỏ phần mềm gây ảnh hưởng đến trình duyệt, xác định kết nối an toàn của một trang web,… và còn nhiều hơn thế nữa.
- Hỗ trợ đa dạng các tiện ích mở rộng: Chrome hỗ trợ cho người dùng đa dạng các tiện ích mở rộng, chẳng hạn như đánh dấu trang, mở nhiều tab cùng một lúc, dịch ngôn ngữ, chặn quảng cáo,… với các tiện ích này, người dùng hoàn toàn có thể trải nghiệm được thoải mái hơn.
- Chế độ ẩn danh: Chrome còn tích hợp cho người dùng một tính năng duyệt web cực kỳ độc đáo và hữu ích đó là “Chế độ ẩn danh”. Đối với chế độ này thì hệ thống sẽ tự động ngăn chặn trình duyệt web lưu lại những thông tin sử dụng trong lịch sử cũng như cookies từ các trang web mà bạn đã nhấn vào.
- Tích hợp với các dịch vụ khác của Google: Google Chrome trở nên phổ biến với mọi người nhờ vào việc tích hợp đa dạng các tiện ích mở rộng các sản phẩm khác của Google, chẳng hạn như Gmail. Và trong khi người dùng đăng nhập vào Chrome thì các ứng dụng khác của Google như Google Ads, Gmail, AdSense, Search Console, Analytics,… cũng sẽ tự động được đăng nhập.
- Trình duyệt có mặt ở mọi nền tảng: Người dùng có thể sử dụng Chrome được trên mọi nền tảng như Android, iOS, Windows, Linux và macOS. Mặc dù trải nghiệm giữa Mac sẽ khác với Windows về một số các chức năng nhất định nhưng hầu hết các tính năng đều tương tự với nhau. Điều này sẽ giúp cho người dùng duy trì trải nghiệm trên tất cả các thiết bị máy tính để bàn.
- Hiệu suất nhanh, mượt mà: Chrome là một trình duyệt web đã được xử lý các chương trình lập trình phức tạp, vì vậy sẽ không xảy ra nguyên nhân tình trạng duyệt web bị chậm. Và trong quá trình trải nghiệm thì trình duyệt sẽ hiển thị các thông tin người dùng tìm kiếm một cách nhanh chóng. Vì vậy mà giúp tiết kiệm thời gian được cho người dùng và giữ cho các phiên Internet của bạn phản hồi được nhanh chóng trong nhiều tình huống.
- Giao diện người dùng trực quan, hiện đại: Trình duyệt Google Chrome có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng bao gồm các nút sử dụng như làm mới, tiến, lùi,… và người dùng cũng có thể nhập thông tin vào địa chỉ web để tìm kiếm bất cứ thứ gì theo mong muốn của bạn.
- Cho phép người dùng thay đổi ảnh nền Google Chrome theo ý muốn: Được phát triển từ Google Chrome 3.0, vì vậy mà người dùng có thể cài đặt các chủ đề về giao diện nhằm thay đổi ảnh nền trình duyệt web trực tuyến theo mong muốn.
2. Nhược điểm
- Trình duyệt chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ RAM: Google Chrome là trình duyệt web sử dụng nhiều bộ nhớ RAM và CPU hơn so với những trình duyệt khác. Mặc dù Chrome khá nhẹ, nhưng việc tiêu thụ lượng bộ nhớ nhiều có thể gây nên ảnh hưởng đến các ứng dụng khác đang chạy trên máy tính của bạn.
- Tùy chọn hạn chế: Google Chrome không cung cấp các tùy chỉnh và các tùy chọn nhất định như các trình duyệt khác. Nói một cách đơn giản là khi bạn đóng cửa sổ trình duyệt Chrome có nhiều tab đang mở thì hệ thống sẽ không hỏi bạn có đóng tất cả các tab hay không, mà sẽ trực tiếp đóng tất cả các tab và cửa sổ trực tiếp.
IV. Các phiên bản của Google Chrome
1. Chrome Stable
Chrome Stable là bản được phát hành chính thức và được xem là phiên bản mà nhóm phát triển của Chrome khuyến nghị người dùng nên cài đặt và sử dụng do sự ổn định và hầu như Stable không có lỗi. Đồng thời, Chrome Stable này là kết quả sau nhiều lần thử nghiệm kỹ lưỡng chạy trên các phiên bản Beta, Canary và Dev. Bởi vì những điều này mà Chrome Stable trở nên là trình duyệt an toàn và đáng tin cậy nhất.
2. Chrome Beta
Chrome Beta là phiên bản thử nghiệm nhiều các tính năng, cập nhật mới, sự cải tiến và sửa các lỗi mới chưa được xuất hiện trong bản Stable. Chrome Beta nhìn chung là phiên bản khá ổn định, đôi khi cũng xuất hiện một vài lỗi nhỏ cản trở hiệu suất của trình duyệt. Nhưng sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và thử nghiệm nhiều lần thì các lỗi được cũng được xóa hết, và các cập nhật mới được phát hành dưới phiên bản Stable nhằm phục vụ cho người dùng Chrome.
Đồng thời, Google cũng khuyến nghị sử dụng phiên bản này khi bạn có mong muốn tìm hiểu trước các tính năng mới nhất của trình duyệt web và không bận tâm đến nguy cơ trình duyệt của họ có thể bị sập.
Có thể bạn quan tâm:
- Landing Page và tổng hợp những thông tin không thể bỏ lỡ
- Tốc độ trang – Yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng
3. Chrome Dev
Chrome Dev là phiên bản thử nghiệm được đi trước Beta một bước, và trình duyệt Dev cũng được cập nhật thường xuyên mỗi ngày liên tục, chủ yếu được những nhà phát triển sử dụng nhằm kiểm tra và chỉnh sửa các thay đổi tính năng của trình duyệt trước khi chuyển sang Stable và Beta. Chrome Dev cũng là nơi được Google sử dụng để thử nghiệm các tính năng mới của Chrome trước khi được phát hành cho người dùng sử dụng, vì vậy không có gì lạ lẫm khi Dev thường xuyên bị treo, gặp sự cố.
4. Chrome Canary
Chrome Canary được xem là phiên bản không ổn định nhất trong tất cả các phiên bản trước đó do máy chủ của Google thường xuyên tự động cập nhật với những mã phát triển Chrome mới nhất ở bước đầu phát triển. Về cơ bản phiên bản này được nhà phát triển sử dụng để kiểm tra vấn đề tương thích.
Đồng thời, những tính năng mới được Google liên tục thử nghiệm sẽ có mặt đầu tiên tại Chrome Canary. Vậy nên các tính năng trên trình duyệt này có thể sẽ không được cập nhật trong những phiên bản mới của Chrome. Nếu là một người ưa thích khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ thì trình duyệt Chrome Canary rất được họ ưa chuộng.
Trên đây là bài viết tổng quan về Google Chrome là gì? Trình duyệt web mã nguồn mở có gì đặc biệt? Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân của bạn và để lại bình luận bên dưới nhé!