Hiện nay, lĩnh vực công nghệ thông tin là một lĩnh vực đang rất phát triển mang lại cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ. Và trong lĩnh vực này có một ngành nghề đang rất phát triển, mang lại cơ hội việc làm cực lớn với mức lương hấp dẫn đó chính là ngành quản trị mạng. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm về ngành nghề này cũng như các cơ hội việc làm hấp dẫn của nó.
Quản trị mạng máy tính là gì?
Quản trị mạng là một mảng khá rộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó công việc của người quản lý mạng máy tính cũng có khá nhiều công việc. Tuy nhiên khái quát lại, đây là công việc cài đặt, giám sát, hỗ trợ và quản lý hệ thống máy tính và mạng máy tính giúp các thông tin được lưu thông. thuận lợi.
Công việc này bao gồm cả việc thực hiện và duy trì hệ thống mạng, khắc phục các sự cố về hệ thống mạng đồng thời đảm bảo an ninh mạng, khả năng lưu truyền thông tin và hiệu suất của hệ thống. Quản trị mạng máy tính gồm 2 phần chính đó là quản trị hệ thống và quản trị hạ tầng:
- Quản trị hệ thống là công việc quản lý các công việc về phần mềm của hệ thống mạng, bao gồm các nhiệm vụ thiết lập và bảo trì hệ thống mạng, hệ thống máy tính của cơ quan, doanh nghiệp.
- Quản trị hạ tầng là công việc liên quan đến phần cứng của hệ thống mạng, bao gồm các công việc thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và quản trị hệ thống mạng Internet như Router, FireWall…
Công việc của quản trị mạng
Công việc của một nhân viên quản lý hệ thống mạng bao gồm nhiều công việc từ lớn đến nhỏ tùy thuộc vào mỗi công ty, doanh nghiệp. Có người làm các công việc chung chung như xử lý sự cố, thiết lập phần cứng… nhưng có người phải là các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao như thiết kế hệ thống, quản lý cơ sở hạ tầng mạng…
Công việc của một chuyên viên quản trị mạng có thể được chia nhỏ thành nhiều phần tùy thuộc vào doanh nghiệp, tuy nhiên chủ yếu vẫn là những công việc chính sau đây:
- Thiết lập cấu hình phần cứng của máy tính (máy chủ, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch hay còn gọi là switch)
- Khắc phục lỗi cũng như các sự cố xảy ra của hệ thống mạng trong quá trình sử dụng
- Quản lý hệ thống lưu trữ đám mây và tầng vật lý
- Nghiên cứu, thiết kế, triển khai và quản trị cơ sở hạ tầng mạng không dây cùng với các hệ thống hỗ trợ khác.
- Quản lý máy chủ và hệ điều hành, phát hiện và xử lý các sự cố về bảo mật máy chủ
Những thứ cần học khi theo ngành quản trị mạng
Ngành quản trị mạng là một ngành học khá nặng với khối lượng kiến thức khá nhiều và đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng kèm theo. Sau đây bài viết sẽ sơ lược một số kiến thức cũng như những kỹ năng bạn sẽ được học khi theo ngành quản lý mạng máy tính:
Hệ thống các kiến thức của ngành quản trị mạng
Khi theo học ngành quản trị mạng, bạn sẽ được dạy tất cả những kiến thức cơ bản về máy tính cũng như hệ thống mạng máy tính. Đồng thời, bạn cũng sẽ được dạy về những nguyên tắc quan trọng cần phải nắm được khi xây dựng, cài đặt, vận hành, quản trị và bảo trì hệ thống mạng máy tính.
Tất cả các kiến thức trên đầu là những kiến thức chính cực kỳ quan trọng mà sau này bạn sẽ phải vận dụng nhiều sau khi đi làm. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được dạy thêm một số kiến thức bổ trợ khác để hỗ trợ cho các môn học chính ở trên.
Những kỹ năng sẽ được học khi học ngành quản trị mạng
Đến với ngành quản trị hệ thống mạng, bạn sẽ được dạy các kỹ năng quan trọng liên quan đến vấn đề khai thác các ứng dụng trên hệ thống mạng, thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được dạy các kỹ năng liên quan đến việc cài đặt và cấu hình, quản trị hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở; cài đặt và cấu hình các dịch vụ DNS, DHCP, RRAS, Web, Captive Portal…
Đồng thời, các kỹ năng về vận hành và quản trị hệ thống website và hệ thống thư điện tử, việc thực hiện các biện pháp về đảm bảo an toàn và bảo trì hệ thống mạng cũng là các kỹ năng được dạy khi theo học ngành này.
Quản trị mạng – Ngành học có cơ hội việc làm triển vọng
Quản trị mạng hiện là một trong những ngành nghề đang thiếu nhân công nghiêm trọng. Vì thế nếu lựa chọn làm việc trong ngành nghề này bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội thăng tiến cũng như các đãi ngộ cực kỳ tốt.
Quản trị mạng – Ngành học không lo thất nghiệp khi ra trường
Ngày nay, hầu như các doanh nghiệp đều sử dụng mạng máy tính trong quá trình hoạt động nên ngành này hiện đang cần một số lượng lớn nhân công. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề thất nghiệp khi ra trường khi theo ngành này.
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có thể được nhận vào làm ở các công ty với các vị trí sau: Nhân viên quản trị an ninh mạng, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì mạng, chuyên viên thiết kế và thi công hệ thống mạng, Chuyên viên xây dựng hạ tầng mạng viễn thông…
Mức lương siêu cao của công việc quản trị mạng
Theo thống kê, mức lương trung bình của những người làm việc trong ngành quản lý mạng máy tính là 69.000 USD/năm. Và mức lương này có thể dao động lên xuống tùy vào từng vị trí mà chúng ta đảm nhận.
Đối với các vị trí liên quan đến quản trị và quản lý mạng, mức lương có thể dao động từ 69.000 USD – 80.000 USD/năm. Còn đối với các công việc về kỹ sư mạng, mức lương sẽ dao động từ 81.000 USD – 86.000 USD/năm.
Cuối cùng, mức lương cao nhất thường là của các chuyên gia về bảo mật, bảo trì và các kiến trúc sư mạng. Với công việc bảo mật, bảo trì mạng thì mức lương sẽ nằm trong khoảng 89.000 USD – 90.000 USD/năm. Còn cao nhất là thuộc về các kiến trúc sư mạng, mức lương dao động từ 105.000 USD – 114.000 USD/năm.
Những tố chất cần có của một chuyên gia quản trị mạng
Một chuyên gia quản lý mạng máy tính để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình cần phải có một số tố chất nhất định. Sau đây bài viết sẽ điểm qua một số tố chất cần thiết để có thể trở thành một chuyên gia quản lý mạng máy tính:
Nắm vững kiến thức chuyên môn về hệ thống mạng
Điều quan trọng nhất để có thể trở thành một chuyên gia quản lý mạng máy tính đó chính là khả năng chuyên môn vững chắc. Chỉ khi sở hữu kiến thức chuyên môn vững chắc bạn mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao.
Một số kiến thức chuyên môn cần thiết đó là kiến thức về quản trị hệ thống, Linux và Unix, kiến thức về cấu hình mạng, cấu hình hệ thống, cài đặt phần mềm, tường lửa… và nhiều kiến thức chuyên môn nữa.
Khả năng suy luận tư duy tốt- Kỹ năng của người quản lý mạng
Có quá nhiều các nguyên nhân có thể làm cho một hệ thống đang hoạt động bị lỗi, việc của nhân viên quản lý mạng là phải tìm ra nguyên nhân đang gây ra lỗi của hệ thống trong muôn vàn các nguyên nhân và sử dụng tư duy logic của mình để vận dụng các kiến thức đã học để xử lý sự cố.
Chính vì lý do trên, khả năng suy luận và tư duy logic là một tố chất không thể thiếu của một người nhân viên quản lý mạng. Khả năng này giúp người làm có thể giải quyết các vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng nhất.
Tính cẩn thận và cần cù trong công việc
Trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống mạng, cho dù chỉ là một lỗi nhỏ ở bất kì một khâu nào thôi cũng sẽ khiến cho công việc của cả một hệ thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm đình trệ các hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đây là một lĩnh vực còn khá mới và được cập nhật đổi mới thường xuyên nên đòi hỏi người quản lý mạng phải thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất để ứng dụng vào công việc. Thế nên tính siêng năng là rất cần thiết đối với một người quản lý mạng cả.
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Không chỉ riêng đối với ngành quản lý mạng mới cần kỹ năng làm việc nhóm mà bất cứ công việc nào bạn cũng cần phải có kỹ năng làm việc nhóm cả. Chỉ có điều ở ngành này thì kỹ năng này càng quan trọng hơn thôi.
Doanh nghiệp càng lớn thì quy mô của hệ thống mạng càng lớn. Vì lý do này, công việc quản lý hệ thống mạng không thể chỉ do một người đảm nhiệm mà cần phải có một nhóm người cùng nhau đảm nhận trách nhiệm, phân chia công việc với nhau.
Trong quá trình làm việc, các thành viên cần phải có sự kết hợp ăn ý với nhau để quá trình quản lý và vận hành hệ thống mạng được hoàn thành tốt nhất. Và có thể sẽ có nhiều lúc bất đồng về quan điểm cũng như nhiều vấn đề khác xảy ra, lúc này bạn cần phải có đủ các kỹ năng để giải quyết tốt và không ảnh hưởng đến công việc.
Nghề quản lý mạng có những yêu cầu gì về bằng cấp
Nghề quản lý mạng máy tính là một ngành có yêu cầu khá cao về chuyên môn. Nếu như muốn tìm được việc làm tốt, hầu như các bạn đều phải có bằng từ cử nhân trở lên. Với công việc này, bạn cần phải có bằng liên quan đến khoa học máy tính, kỹ thuật hệ thống, quản trị mạng hoặc một số lĩnh vực liên quan.
Ngoài ra nếu muốn bổ sung thêm về kỹ năng, bạn có thể học thêm một số khóa đào tạo bên ngoài để lấy chứng chỉ, tăng cơ hội thăng tiến như chứng chỉ CCNA của Cisco, chứng chỉ Microsoft trong Windows Server và Window Client…
Bên cạnh đó việc có các chứng chỉ tiếng Anh và thành thạo cũng là một điều rất quan trọng bởi hầu hết các tài liệu nghiên cứu, sách chuyên ngành của ngành này đều là tiếng Anh.
Kết luận
Quản trị mạng là một ngành còn khá mới và xa lạ với rất nhiều người nhưng đem lại cơ hội việc làm cực lớn. Nếu bạn có đam mê với các nhóm ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thì đây là một ngành không thể bỏ qua. Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn những thông tin quan trọng nhất về ngành nghề này. Chúc bạn có thể tìm được công việc phù hợp cho mình.