Lập trình viên là một trong những ngành nghề đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển không chỉ dành riêng cho khoa học và công nghệ mà toàn bộ các lĩnh vực khác muốn tăng trưởng đều phải ứng dụng công nghệ lập trình. Theo khảo sát hiện này có hơn 50% các bạn trẻ muốn thử sức mình với lĩnh vực này vì vậy hãy cùng nhau tìm hiểu nội dung bài viết về ngành nghề lập trình ngay dưới đây nhé!
Lập trình viên là gì?
Lập trình viên được hiểu là những người có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để giao tiếp với máy tính thiết kế ra nhiều phần mềm khác nhau tùy theo mục đích của khách hàng đưa ra. Bên cạnh nhiệm vụ viết phần mềm thì người làm lập trình còn có thể lên kế hoạch xây dựng dự án triển khai sản xuất phần mềm theo đúng yêu cầu cũng như tham gia vào quá trình khắc phục sự cố gây ra.
Sản phẩm phần mềm được người lập trình làm ra có thể hoạt động trên nhiều thiết bị khác nhau từ máy tính cho đến điện thoại di động. Ngoài ra các chương trình này còn phục vụ cài đặt trên các hệ thống máy móc có chức năng chuyên biệt trong sản xuất hoặc quân sự.
Để trở thành một lập trình viên thì yêu cầu người học phải sở hữu đồng thời nhiều kỹ năng về logic, tư duy mở, phân tích hay làm việc độc lập. Bên cạnh đó cụm từ Programmer hay Dev cũng để mô tả những nhân sự làm trong lĩnh vực lập trình phần mềm.
Lập trình viên thực hiện công việc gì?
Ngành nghề lập trình viên cũng sẽ chia thành nhiều mảng khác nhau mỗi mảng sẽ tập trung vào lĩnh vực mà người làm lập trình có thế mạnh. Một vài mảng ngành nghề có thể kể đến như:
- Lập trình phát triển ứng dụng dành cho hệ điều hành
- Xây dựng và quản lý hệ thống ứng dụng website
- Lập trình mobile
- Lập trình phát triển game
Tuy nhiên dù ở bất kỳ vị trí nào thì mỗi người lập trình cũng sẽ có nhiệm vụ tập trung xây dựng một sản phẩm số có thể là ứng dụng hoặc website. Sau khi xây dựng xong thì phải liên tục nâng cấp và kiểm tra bảo mật trong quá trình vận hành. Cập nhật kịp thời những công nghệ mới để tích hợp vào hệ thống.
Chuyên ngành trong lĩnh vực học làm lập trình
Để có thể minh họa chi tiết hơn về công việc chính của một lập trình viên là gì thì xin mời các bạn tiếp tục theo dõi phần thông tin tổng hợp những mảng công việc chuyên về lập trình hiện nay. Trên thực tế để có thể làm việc trong những môi trường dưới đây thì tất cả người làm lập trình đều phải học ngôn ngữ cơ bản giống nhau rồi mới đi vào từng chuyên ngành riêng.
Lập trình phát triển website
Lập trình phát triển hệ thống website hay Web Developer dùng để chỉ người lập trình viên cho giao diện web. Nhiệm vụ của người lập trình web đó là sử dụng những ngôn ngữ chuyên dụng để giao tiếp và xây dựng lên một hệ thống quảng bá thương hiệu tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó hệ thống website còn có chức năng khác như là một công cụ để giao tiếp với những tổ chức đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu gửi về trung tâm. Tất cả các hoạt động trên muốn diễn ra được phải nhờ các người lập trình phối hợp để tạo ra một hệ thống website làm việc ổn định và bảo mật cao.
Lập trình phần mềm mobile
Mobile Developer là cụm từ chỉ nhân sự làm trong lĩnh vực lập trình viên chuyên xây dựng và thiết kế những ứng dụng chuyên biệt dành riêng cho mobile. Đặc biệt là ngôn ngữ dành cho 2 hệ điều hành mobile có lượng khách hàng sử dụng lớn nhất hiện nay chính là Android và IOS.
Người làm lập trình phải nắm vững quy tắc thiết kế để sáng tạo ra phần mềm hoạt động mượt mà trên nền tảng di động. Bên cạnh đó việc nâng cấp và bảo trì phần mềm phải được duy trì liên tục do ngày càng có nhiều lỗ hổng bảo mật mà hacker có thể khai thác được tấn công người dùng thông qua mobile,
Lập trình nhúng Embedded
Lập trình nhúng Embedded là một trong những lĩnh vực hạn chế nhân sự tham gia bởi mức độ khó khăn khi thiết kế ứng dụng thông qua ngôn ngữ này. Thông thường lập trình Embedded được chia làm 2 lĩnh vực chính bao gồm phần cứng và phần mềm. Tất cả sẽ được kết hợp vào bên trong một hệ thống lớn để cùng nhau thực hiện chức năng đã được lập trình trước đó.
Ứng dụng nhiều nhất về lĩnh vực lập trình Embedded mà các lập trình viên hay tham gia đó chính là chế tạo máy móc công nghiệp. Đặc biệt là các ngành liên quan đến chế tạo máy, sản xuất ô tô, máy bay, công nghệ tự động trong dây chuyền nhà máy hay xí nghiệp liên quan.
Lập trình chuyên về cơ sở dữ liệu
Lập trình viên chuyên về cơ sở dữ liệu hay còn gọi là lập trình database được đào tạo để làm việc trong môi trường lưu trữ ở những hệ thống có lượng thông tin hàng ngày lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau luôn muốn thu thập và lưu trữ số liệu liên tiếp trong nhiều năm.
Người làm lập trình viên sẽ đảm bảo quá trình lưu trữ database không bị gián đoạn. Ngoai ra liên tục triển khai các phương án bảo hành và bảo trì hệ thống thông qua những kiến thức được đào tạo đảm bảo cho quá trình vận hành cho doanh nghiệp.
Lập trình viên cần sở hữu những tố chất nào?
Một người làm trong lĩnh vực lập trình thì phải có rất nhiều tố chất kết hợp mới tồn tại được lâu trong môi trường vừa đòi hỏi kỹ năng vừa phải có đầu óc nhanh nhạy. Công việc lập trình không phải dành cho tất cả mọi người, phải có đam mê thì mới duy trì và liên tục bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Quan trong nhất vẫn là thái độ không ngại đổi mới để thử thách bản thân mình.
Trình độ chuyên môn lập trình
Việc đầu tiên khi bước vào ngành lập trình viên chính là cố gắng hết sức mình để đạt những thành quả tốt nhất khi tham gia học tập chuyên ngành dù ở bất kỳ môi trường nào. Khi có một thái độ nghiêm túc trong việc học bạn sẽ đạt được nhiều kết quả bất ngờ cũng với một lượng kiến thức nền tảng vững chắc đảm bảo sau khi bước vào môi trường làm việc thực tế sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều lần.
Yêu cầu kỹ năng tối thiểu về tiếng anh
Bên cạnh rèn luyện những kiến thức về lập trình thì bạn cũng nên dành thời gian để nâng cấp vốn tiếng anh của mình. Thông thường những tài liệu chuyên ngành đều sẽ viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh nếu bạn muốn chờ ngôn ngữ tiếng Việt sẽ phải đợi rất lâu. Chính về thế nâng cấp khả năng ngoại ngữ sẽ rút ngắn con đường thành công của bận gấp nhiều lần. Hoặc tối thiểu bạn cũng phải sử thành thạo tiếng anh dành riêng cho chuyên ngành của bạn.
Kỹ năng thực hành trong môi trường lập trình
Môi trường lập trình sáng tạo phần mềm được đánh giá là năng động nhất trong tất cả các ngành nghề hiện nay. Do nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao nên khi bước chân vào lĩnh vực này đòi hỏi người lập trình viên phải là người tồn tại đồng thời nhiều kỹ năng làm việc mới có thể đáp ứng được hầu hết yêu cầu công việc đặt ra. Kỹ năng thực hành bao gồm:
- Kỹ năng tập trung đòi hỏi người làm lập trình có thể làm việc độc lập để có thể đưa ra nhiều phương án xử lý, khắc phục lỗi hay fix bug
- Kỹ năng tự phân tích đòi hỏi người làm lập trình viên phải thật sự có tư duy linh động, đôi khi tính chất công việc yêu cầu phải thực hiện song song nhiều kỹ năng kèm theo
- Tư duy tự học, tự nâng cấp và liên tục hoàn thiện bạn thân không để thời gian lãng phí trội qua
- Khả năng khắc phục sự cố giải quyết những vấn đề cùng với team để có thể đưa ra phương án tốt nhất cho công việc
Cuối cùng là kỹ năng chịu được nhiều áp lực trong công việc trong thời gian dài. Thông thường các dự án đưa ra đều ép KPI của nhân viên phải hoàn thành trước thời gian bàn giao cho đối tác hay bên thứ 3 sử dụng dịch vụ.
Thái độ làm việc trong môi trường lập trình viên
Nhân sự làm việc trong môi trường lập trình muốn đạt được sự thành công nhất định phải sở hữu đầy đủ những yếu tố quyết định sau:
- Cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi thao tác lập trình bởi vì chỉ cần sai sót một lỗi nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ công việc đề ra
- Nhạy bén với những thay đổi mới và nhanh chóng thích nghi trong những môi trường đòi hỏi áp lực từ công việc cao
- Kiên trì trong mọi mục tiêu đặt ra và thực hiện cho đến cùng, không ngại học hỏi thêm để tìm kiếm giải pháp khắc phục
Cơ hội và những thách thức của lập trình viên
Việt Nam tuy là một nước nhỏ và là một nước đang phát triển tuy nhiên tốc độ về nền công nghệ mới không thua bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực. Đặc biệt là các cơ hội việc làm dành cho ngành lập trình luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân sự chất lượng cao. Đây cũng chí là lý do mà trong vòng 10 năm gần đây đã có rất nhiều cơ sở mọc lên chuyên đào tạo nhân sự cho mảng lập trình viên.
Nhiều quốc gia khác có nên công nghệ tin học phát triển mạnh như Mỹ, Hàn Quốc và Singapore đã liên tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam liên tục tìm kiếm nhân sự về mảng ngôn ngữ Java, PHP, BackEnd,… với mức lương đáng ngưỡng mộ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đặt ra cho ngành lập trình viên.
Một số trường đại học Việt Nam đào tạo ngành lập trình
Ngày nay nhu cầu của giới trẻ muốn theo đuổi đam mê làm lập trình viên rất đông chính vì thế mà nhiều cơ sở đào tạo mới được khánh thành trong những năm gần đây. Nếu bạn muốn theo học ở những trường có uy tín lâu năm trong lĩnh vực đào tạo sinh viên làm lập trình thì hãy tham khảo ngay danh sách các trường đại học dưới đây nhé:
- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM
- Trường Đại Học FPT
Lời kết
Trong tương lai nghề lập trình viên sẽ ngày càng phát triển và cần thêm nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức mới về lĩnh vực lập trình.