HTML không còn quá xa lạ với những người học chuyên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình web. Nếu bạn là người quan tâm và chỉ mới tìm hiểu về ngôn ngữ này trong thời gian gần đây, bài viết này sẽ cập nhật đến bạn những thông tin mới nhất, hay nhất, đặc biệt nhất. Đọc hết bài viết để nhận thêm nhiều kiến thức hay nhé.
Giải mã về HTML
Tên đầy đủ của HTML là Hypertext Markup Language hay còn được biết đến với cái tên thuần Việt thông dụng là “ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản”. Người lập trình viên sử dụng HTML để xây dựng và cấu trúc các thành phần cho một trang web hoặc một nền tảng ứng dụng. Một ứng dụng điển hình là ngôn ngữ này sẽ giúp phân chia các đoạn trong văn bản, blockquotes, link, heading.
Lịch sử ra đời
Khi tìm hiểu về HTML, bạn không thể không ghi nhớ tên của người đã tạo ra ngôn ngữ lập trình tài ba. Tim Berners Lee là một nhà vật lý học, là người đã khai sinh ra HTML dựa trên hệ thống hypertext trên nền tảng internet. Một số dấu mốc quan trọng bạn cần phải nhớ khi trở thành một lập trình viên:
- Phiên bản đầu tiên của định dạng được trình làng vào năm 1991 với 18 tag HTML.
- Phiên bản 4.01 ra mắt công chúng năm 1998, sau phiên bản đầu tiên 7 năm.
- Sự thay thế của XHTML đã diễn ra vào năm 2000 đã tạo nên dấu mốc bước tiến mới cho ngành công nghệ thông tin.
- Phiên bản cải tiến của Hypertext Markup Language là HTML5 với những tính năng ưu việt xuất hiện vào năm 2014 và được sử dụng lâu dài cho đến ngày nay.
Cách thức hoạt động
Trong quá trình lập trình web, nếu nhìn thấy ở phần đuôi của tên tệp được kết thúc bằng “.html”, bạn có thể nhanh chóng xác nhận đây chính là HTML document. Các tệp này được cho phép xem trên nhiều nền tảng, công cụ khác nhau như: Safari, Google Chrome, Firefox,… Khi mở tệp trên các nền tảng Internet này, người dùng có thể dễ dàng đọc và hiểu nội dung bên trong.
Mỗi một trang web được cấu trúc bởi nhiều Hypertext Markup Language và chúng thường biểu hiện ở dạng: trang chủ, trang liên hệ hoặc blog… Mỗi trang đều có một tệp cho riêng mình và mỗi tệp sẽ chứa 1 tag (element) bao gồm tag mở, tag đóng với cấu trúc <tag></tag>. Các đoạn văn bản, heading, section chính là một bộ cấu trúc được tạo ra bởi HTML.
Những ưu nhược điểm nổi bật không thể bỏ qua
Để có thể ứng dụng HTML một cách tốt nhất hay trở thành một lập trình viên căn bản, bạn cần biết về những ưu nhược điểm mà ngôn ngữ này sẽ mang đến. Hiểu điều này sẽ giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ này một cách linh hoạt.
Ưu điểm khi sử dụng HTML để lập trình
Trước hết, bài viết sẽ liệt kê một số các ưu điểm nổi bật mà HTML sẽ cung cấp cho bạn. Để ghi nhớ lâu hơn, bạn hãy ghi lại những thông tin này nhé.
- Tài nguyên hỗ trợ lớn.
- Năng suất hoạt động cao trên mọi trình duyệt.
- Dễ học.
- Markup ngắn gọn, đồng nhất.
- Mã nguồn mở và miễn phí.
- Tổ chức W3C vận hành.
- Dễ tích hợp ngôn ngữ backend.
Nhược điểm cần lưu ý
Bạn vừa được tham khảo về một số ưu điểm của HTML. Bây giờ, hãy cùng điểm qua những nhược điểm nên được lưu ý khi thực hiện công việc lập trình nhé.
- Áp dụng cho web tĩnh, phải kết hợp sử dụng thêm một ngôn ngữ nếu tạo tính năng động.
- Bất kể xuất hiện yếu tố trùng lặp chẳng hạn như header hay footer, bạn vẫn phải tạo ra từng trang HTML riêng biệt.
- Khó kiểm soát cách hiển thị và đọc file HTML khi trình duyệt cũ không kết xuất tag mới.
- Muốn sử dụng tính năng mới của HTML phải cập nhật trình duyệt.
Là ngôn ngữ lập trình, điều này đúng hay sai?
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng “HTML là một ngôn ngữ lập trình, đúng hay sai?”. Sự thật, HTML không là ngôn ngữ lập trình dù có chức năng tạo ra thành phần cho trang chủ. Nguyên nhân là bởi vì HTML không thể tạo ra chức năng động.
Vai trò quan trọng của HTML trong lập trình
Không phải là ngôn ngữ lập trình nhưng là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản giúp tạo nên những lớp cấu trúc cơ bản cho một trang chủ. Công việc của HTML là phân bổ bố cục, chia sườn trang chủ thành các thành phần riêng, hỗ trợ đọc và khai báo tệp kỹ thuật (hình ảnh, nhạc, video).
HTML có thể không là lựa chọn tốt nhất nhưng nó chứa các yếu tố mà một trang website cần. Ngôn ngữ này sẽ giúp trang web của bạn hiển thị nội dung đến các đối tượng người dùng có nhu cầu.
Có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình mà một lập trình viên có thể sử dụng, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích. HTML là một trong những ngôn ngữ cơ bản nhất mà người mới bắt đọc cần phải nắm. Khi đã thành thục với HTML, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và học nhanh những ngôn ngữ khác.
Đặc điểm độc đáo của HTML
HTML là một ngôn ngữ dễ học, dễ sử dụng nhất với đa dạng thẻ định dạng giúp công việc trình bày trang chủ không quá phức tạp mà vẫn hiệu quả. Lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng linh hoạt HTML để thiết kế các trang chủ.
Hơn thế nữa, HTML cho phép lập trình viên liên kết nội dung đến các trang chủ khác. Nhằm thu hút người dùng internet hơn, bạn có thể sử dụng HTML để chèn thêm hình ảnh, âm thanh, video vào thành phần trang chủ. Những loại hình phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn hoặc người chủ đạt mục tiêu hiệu quả hơn, tiếp cận người dùng tốt hơn.
Những thuật ngữ phổ biến
Khi mới bắt đầu học, lượng kiến thức mà bạn cần nạp là rất lớn. Đừng nản chí, người xưa có câu “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Học nhiều, biết nhiều sẽ giúp bạn trở nên thông thái và tài giỏi hơn. Vì thế đừng quên học thuộc và ghi nhớ những thuật ngữ quan trọng mà phổ biến dưới đây nhé.
- Elements: là một thuật ngữ chỉ các nội dung/ cấu trúc được xác định của đối tượng trong website. Thông thường, bao quanh một elements sẽ là ký hiệu < >: đoạn văn <p>; cấp độ tiêu đề <h1>, <h2>, <h3>,…, <h6>; <a>; <strong>; <div>;…
- Tags: thẻ sẽ được tạo ra khi element được bao bọc bởi ký hiệu < >. Chẳng hạn như <div> nghĩa là thẻ mở – sự bắt đầu của một element; </div> nghĩa là thẻ đóng. Nội dung element thông thường sẽ nằm giữa thẻ mở và thẻ đóng.
- Attributes: khi muốn cung cấp một thông tin bổ sung về một element, bạn sẽ cần dùng đến attributes. Chúng bao gồm: tên, giá trị nằm ở phía sau của tên thành phần và nằm trong thẻ mở. Thông thường attributes được hiển thị ở dạng như sau: tên thuộc tính, dấu bằng, giá trị thuộc tính trích dẫn.
Bố cục thường gặp của một HTML
Trong một HTML luôn có nhiều thẻ khác nhau và mỗi thẻ đều có tác dụng nhất định. Nhằm đảm bảo xây dựng nên một cấu trúc hoàn thiện cho website, bạn cần nắm được bố cục của nó sẽ trông như thế nào (ảnh minh họa bên dưới). Bên cạnh đó, bạn cũng cần đọc hiểu một số thẻ chuyên ngành sau:
- <!DOCTYPE html>: dùng để khai bảo kiểu hiển thị của dữ liệu.
- <html>, </html>: cặp thẻ này có nhiệm vụ đóng gói tất cả nội dung của HTML và cũng là element cấp cao nhất.
- <head>, </head>: dùng để khai báo các thông tin meta như: charset, tiêu đề.
- <title>, </title>: dùng để khai báo tiêu đề.
- <body>, </body>: đóng gói nội dung sẽ hiển thị.
- <h1></h1>, <h2></h2>: định dạng heading cho dữ liệu, với: h1 là cao nhất, h6 là thấp nhất.
- <p>,</p>: dùng để hiển thị đoạn văn bản.
Sự kết nối giữa HTML, CSS và JavaScript
Như đã đề cập ở phía trên, HTML là một ngôn ngữ căn bản và còn khá nhiều loại ngôn ngữ khác ứng dụng tốt hơn, cho kết quả chuyên nghiệp hơn mà bạn có thể sử dụng. Thông thường, HTML được dùng để thêm element văn bản và xây dựng cấu trúc nội dung đơn giản. Ở bước phức tạp hơn, các lập trình viên sẽ chọn dùng đến CSS và Javascript để cho ra một sản phẩm chất lượng và hoàn thiện.
Bạn không phải quá lo lắng về việc sử dụng nhiều loại ngôn ngữ trong một trang web sẽ gây ra mâu thuẫn ngôn ngữ. HTML và CSS, Javascript hoàn toàn có mức độ tương thích nhau rất cao. Khi kết hợp chúng lại với nhau, bạn sẽ làm tăng mức độ trải nghiệm mượt mà cho người dùng, cũng như thiết lập chức năng cao cấp.
Một số phần mềm lập trình
Nếu bạn chưa biết nên sử dụng phần mềm gì để lập trình HTML nhanh và hiệu quả thì hãy tham khảo bốn cái tên sau: Sublime Text, NotePad ++, Dreamweaver và PHP Designer. Mỗi một phần mềm đều có những đặc trưng và mang đến hiệu quả khác nhau tùy theo khả năng và nhu cầu của lập trình viên.
- Sublime Text: được ra đời vào năm 2008 dựa trên ngôn ngữ Python và C++ viết bởi Jon Skinner. Một ưu điểm của phần mềm đó là lập trình viên có thể sử dụng phần mềm trả phí hoặc miễn phí tùy vào nhu cầu sử dụng.
- NotePad ++: phần mềm này hỗ trợ vô cùng đa dạng các loại ngôn ngữ lập trình như: HTML, PHP, Javascript, C++, CSS, Pascal, XML,… Với một công cụ nhỏ gọn nhưng nhiều tiện ích sẽ giúp cho một người mới học dễ dàng thực hiện thao tác.
- Dreamweaver: nếu bạn đang có ý định học lập trình tại các trường đào tạo, có thể bạn sẽ bắt gặp Dreamweaver bởi phần mềm này rất được ưa chuộng dùng để giảng dạy. Nếu bạn đang muốn học và luyện tập các ngôn ngữ như: ASP, ASP.NET, JSP,… có thể cân nhắc về việc sử dụng phần mềm Dreamweaver.
- PHP Designer: đây là phần mềm lập trình đã được sử dụng trên 200 quốc gia kể từ khi xuất hiện vào năm 1998 do ông Michael Pham nghiên cứu và phát triển. Điểm nổi bật của PHP Designer là hỗ trợ lên đến 20 loại ngôn ngữ.
Lời kết
Thông qua bài viết chi tiết và cụ thể về HTML bạn đã phần nào nắm được tổng quan các thông tin quan trọng, cần thiết cho một người mới bắt đầu học. Nội dung bài viết rất phù hợp với người đang tìm hiểu về công việc cơ bản của một lập trình viên. Trong suốt quá trình đọc, đừng quên ghi chú lại những thông tin mà bạn xem là quan trọng nhé.