Đối với dân trong nghề am hiểu công nghệ thông tin đều biết đến thuật ngữ Bug là gì. Tuy nhiên khi chúng ta không thuộc ngành này thì sẽ khó lòng hiểu được khái niệm này. Muốn biết rõ hơn về nó và lợi ích mang lại cho người lập trình mời bạn cùng dõi theo thông tin trong bài viết sau đây nhé.
Bug là gì?
Bug là lỗi phần mềm trong chương trình cũng như hệ thống máy tính xảy ra tác động khiến cho kết quả không còn chuẩn xác đúng với mong muốn. Đối với những người lập trình viên đều không hề thích những lỗi này. Bởi điều này sẽ làm cho họ phải sửa lỗi với nhiều công đoạn phức tạp.
Ngoài tìm hiểu khái niệm về bug dân chuyên ngành còn phải tìm hiểu về một số khái niệm. Debug là quá trình thực hiện tìm kiếm nhằm mục đích kiểm tra xác định lỗi sai trước khi đưa sản phẩm đến với người dùng. Nó diễn ra ngay khi viết những dòng code đầu tiên tới khi hoàn thiện.
Fixbug được hiểu là sửa lỗi sai và nó được thực hiện ngay sau debug. Điều này nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm gửi trao đến người dùng.
Cách ghi lại Bug
Sau khi tìm hiểu bug là gì đã giúp mọi người nắm được thông tin cụ thể và sau đây sẽ là hướng dẫn cụ thể:
- Các lập trình viên sẽ ghi chú những bug khó nhằn hoặc gây cản trở trong việc triển khai và nó không phải là bug tracker.
- Chỉ ghi chú những bug do chính mình gây ga và hiểu rõ căn nguyên để thuận tiện cho việc fix.
- Sau khi fix xong cần ghi lại ngay, tránh nhớ nhầm hay không rõ cụ thể gây mất thời gian cho việc fix.
Tại sao xảy ra bug trong quá trình phát triển phần mềm?
Việc xảy ra bug trong quá trình phát triển phần mềm khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể là:
Yếu tố con người
Yếu tố con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên bug trong khi phát triển phần mềm. Bởi chúng ta không thể hoàn hảo và tránh khỏi việc mắc phải sai lầm. Vậy nên trong quá trình tạo nên phần mềm sẽ xảy ra những lỗi bất kỳ.
Do trao đổi thông tin thất bại
Một trong những lý do tiếp nữa chính là do trao đổi thông tin thất bại như việc giao tiếp, hiểu sai vấn đề,… Điều này diễn ra trong quá trình phát triển phần mềm như thu thập các yêu cầu và tổng hợp. Do không hiểu rõ, hiểu sai dẫn tới xảy ra bug là điều đương nhiên.
Không đủ thời gian
Các sản phẩm thường được phát triển với lịch trình gấp và nguồn lực hạn chế nên để đạt đúng thời hạn sẽ không đủ thời gian thiết kế cẩn thận. Những thay đổi trong khoảng thời gian cuối là nguyên nhân gây ra bug.
Logic design kém
Đối với thời đại công nghệ phát triển như vũ bão nhiều khi phần mềm phức tạp phải đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển để đạt được độ tin cậy. Khi thiếu kiên trì và muốn hoàn thiện nhanh chóng sẽ dẫn tới phạm sai lầm dẫn đến sai sót. Việc áp dụng sai công nghệ, kỹ thuật dễ tạo lỗi bug.
Do code kém hiệu quả
Một trong những lý do tiếp theo khiến bug xảy ra đó chính là code yếu kém. Biểu hiện của nó là quên xử lý lỗi hay không hiệu quả, thiếu dữ liệu. Chính điều này đã tác động khiến cho quá trình tạo lập sản phẩm xuất hiện lỗi.
Do kỹ năng kiểm tra còn thiếu sót
Có thể thấy ở một số công ty việc kiểm thử thường không được chú trọng và xem nhẹ. Ngoài ra, quá trình này thiếu sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm dẫn tới bỏ sót bug ở trong sản phẩm. Hơn nữa trong khi thực hiện qua loa và không cẩn thận khiến kết quả kém chất lượng và tồn tại lỗi nghiêm trọng.
Tự tin thái quá
Một trong những nguyên nhân tiếp theo khiến phần mềm hệ thống xảy ra bug do thái độ tự tin thái quá. Tuy nhiên chính điều này lại dẫn tới việc bỏ lỡ điều quan trọng và gây nên tình trạng xuất hiện lỗi.
Lợi ích của bug
Chắc hẳn bạn đều nghĩ rằng việc gặp phải bug là xui rủi. Tuy nhiên việc fix lỗi lại mang tới những kinh nghiệm quý giá cho các lập trình viên. Sau đây là một số lợi ích cụ thể khi gặp nó được nhắc tới cho bạn tham khảo:
Tăng kiến thức lập trình
Một trong những lợi ích quan trọng có thể thấy rõ mà bug mang đến đó là các lập trình viên sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu. Mỗi loại lỗi xảy ra tạo nên bài học cho mọi người có thể thực hành và tìm cách khắc phục những kiến thức đã dung nạp.
Code dễ debug hơn
Khi tự tiến hành sửa bug các lập trình viên có thể biết cách viết code đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Khi tìm ra lỗi sai và tiến hành khắc phục, sữa nó sẽ đem đến kinh nghiệm và giúp bạn dễ dàng có thể xử trí các tình huống xuất hiện.
Mang tới niềm vui cho lập trình viên, khách hàng
Sau quá trình fix lỗi bug cẩn trọng sẽ khiến cho khách hàng thêm hài lòng và đánh giá cao về dịch vụ của bạn. Điều đó làm cho người lập trình hài lòng với thành quả mà mình đã tạo nên và có thêm động lực để cố gắng.
Các loại bug phổ biến hiện nay
Bug thực tế không phải là một loại duy nhất mà nó xuất hiện trong phần mềm hệ thống khá phong phú. Khi bạn tìm hiểu sẽ có thêm nhiều thông tin về loại lỗi xảy ra không đúng với mong muốn của người lập trình. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các loại phổ biến nhất hiện nay sau đây:
Bug tí hon
Bug tí hon là một lỗi phần mềm hệ thống nhưng nhỏ nhất và ngay khi nghe cái tên đã nói lên tất cả. Nó thực sự khá bé và người lập trình phải tiến hành tìm kiếm, kiểm tra khá kỹ lưỡng mới có thể phát hiện ra. Dù nhỏ nhưng việc sửa chữa các loại bug nhỏ này không hề dễ dàng.
Các lập trình viên thường phải mất tới 1 ngày mới có thể tìm ra được đoạn code có vấn đề. Đôi khi nó chỉ cần một dấu chấm hay dấu phẩy cũng khiến gây ra lỗi cho sản phẩm. Đối với một số loại ngôn như lập trình như Python thì bug tí hon có thể xảy ra do việc thụt sai lề.
Chính vì những khó khăn trong công tác tìm kiếm nên thường chỉ có những lập trình viên nhiều kinh nghiệm mới có thể phát hiện ra loại bug tí hon này. Đối với các cá nhân không thuộc phạm vi chuyên ngành sẽ khó hiểu khi nhắc đến loại lỗi này.
Bug khủng
Loại phổ biến tiếp theo đó chính là bug khủng và nó khác với loại tí hon khi là lỗi phần mềm hệ thống lớn. Các lập trình viên chỉ cần vấp phải những lỗi thuật toán hay tài nguyên đều có thể gây ra loại khủng. Nó tùy thuộc theo các vấn đề khác nhau mà họ cần giải quyết riêng mau chóng.
Đối với loại bug khủng khi gặp chúng ta sẽ thấy lỗi liên quan tới cú pháp hay gõ sai về chính tả. Lỗi của nó thường bắt nguồn từ thuật toán, logic hoặc một số lỗi tài nguyên,… Mỗi loại ngôn ngữ lập trình sẽ có sự khác biệt và kéo theo những lỗi khác nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát và theo dõi cẩn thận để đảm bảo không sai lệch và làm hỏng các thứ còn lại.
Bug không tồn tại
Ngay từ tên gọi của loại bug chúng ta đã thấy được phản ánh về sự không tồn tại của chúng. Thế nhưng hơi khó hiểu vì tại sao nó không tồn tại nhưng vẫn báo lỗi. Bởi điều này xảy ra là do quá trình biên dịch đã bị lỗi hay do chính lập trình viên áp dụng sai cách. Nó biểu hiện ở việc các compile error liên tục nhảy lung tung dù người lập trình đã tiến hành review code như thế nào đi nữa.
Vậy cách để xử lý bug là gì trong trường hợp gặp lỗi này? Các lập trình viên cần phải cập nhật trình biên dịch thường xuyên và đảm bảo sao cho phù hợp. Đối với một số biên dịch cũ không hỗ trợ tính năng mang tính hiện hành. Bởi vậy khi dùng trình biên dịch cũ nó không tồn tại sẽ hiện hữu. Mặc dù đoạn code không hề có lỗi gì mà nó xuất phát từ trình biên dịch.
Bug bất ngờ
Bug bất ngờ là loại xuất hiện một cách bất ngờ trong quá trình lập trình mà không có sự báo trước nên khiến bạn khá khó chịu. Mặc dù mọi thứ đã trơn tru và đưa vào vận hành khá tốt thế nhưng một ngày nào đó lỗi đột nhiên xuất hiện. Nó không hề nằm trong dự đoán của lập trình viên. Một số khá dễ điều chỉnh nhưng vẫn có trường hợp phức tạp không tìm được nguyên nhân nên tốt nhất bạn đừng nên đụng gì đến nó để tránh tình trạng bug.
Khi nào được xem là một bug và ví dụ cụ thể
Một bug cụ thể khi nó đúng với bất cứ nguyên tắc đưa để có thể xác định rõ ràng. Nó không thực hiện giống những gì đã có trong bản đặc tả phần mềm cụ thể. Nhoài ra, trong bản đó không yêu cầu nhưng vẫn xảy ra. Vậy khi nào thì một bug không phải là nó mời bạn cùng trả lời lần lượt các câu hỏi được liệt kê sau đây để có thể hiểu rõ chuẩn xác và xếp chúng vào danh sách đúng.
- Nó có gây khó hiểu hay cản trở người sử dụng hay không?
- Mọi người có thể khiến nó xảy ra hai lần trở lên hay không?
- Nó có tạo ra kết quả tiêu cực khi xảy ra một lần không?
- Chúng có điều gì trái ngược hay mâu thuẫn tồn tại?
- Bạn có mong đợi bug xảy ra theo một cách khác không?
Để mọi người có thể hiểu rõ cụ thể về một bug chúng tôi sẽ cung cấp ví dụ cụ thể. Khi bản đặc tả không hề có yêu cầu về tính năng reload lại trang trong trường hợp này nhưng nó ảnh hưởng tới quá trình sử dụng phần mềm của người dùng. Điều này khiến họ không hề mong đợi và được coi là một lỗi UX.
Kết luận
Nội dung bài viết phía trên của chúng tôi đã mang tới cho độc giả những thông tin bug là gì và đưa bạn đi khám phá về các loại phổ biến hiện nay. Qua đó chúng ta có thêm kiến thức về mảng công nghệ thú vị. Những lỗi trong phần mềm chương trình xảy ra dù không mong muốn nhưng nó cũng khiến cho tay nghề của lập trình viên thêm vững chắc sau quá trình xử lý.