Trong những năm trở lại đây, an ninh mạng đang là vấn đề được đặt ra cấp thiết tại nhiều quốc gia khi số lượng tội phạm xuất hiện trên Internet ngày càng nhiều. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng bố, đánh cắp thông tin và đe dọa đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức. Để hiểu rõ hơn về điều này các bạn hãy tham khảo ngay nội dung được chia sẻ dưới đây.
An ninh mạng là gì?
Có rất nhiều cách khác nhau để chúng ta hiểu về khái niệm này. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là việc bảo đảm các hoạt động diễn ra trên mạng Internet không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có nghĩa vụ tuân thủ và đảm bảo thực hiện công bằng.
Cụ thể, hoạt động này sẽ bao gồm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm đến an ninh mạng của quốc gia. Đây là khái niệm đã được pháp luật quốc tế mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Bởi vì trong quá khứ, người ta chỉ sử dụng nó để mô tả các biện pháp bảo mật vật lý nhằm đảm bảo các thông tin quan trọng của chính phủ hay doanh nghiệp khỏi bị truy cập bởi công chúng hoặc bị thay đổi, tiêu hủy.
Ngày nay, với sự phát triển của các công nghệ hiện đại, con người có thể truy cập và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng nhờ bảo mật trên máy tính. Loại này sẽ bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và chống lại các thay đổi hoặc xâm phạm bất hợp pháp. Qua đó, nó giúp hạn chế tối đa các rủi ro liên quan tốt hơn so với cách lưu trữ tài liệu trong tủ hồ sơ đã bị khóa hoặc két truyền thống trước đây.
Phân loại an ninh mạng
Bảo đảm an ninh các hoạt động trên không gian mạng là một khái niệm khá rộng, nhắm vào nhiều đối tượng như máy chủ, các thiết bị di động, hệ thống điện tử, dữ liệu,… khỏi sự tấn công từ tội phạm. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp cụ thể chúng ta có thể phân thành một số dạng phổ biến như sau:
- Bảo mật mạng máy tính khỏi những đối tượng xâm nhập có chủ đích hoặc thả phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu và nhân rộng virus đến những thiết bị khác.
- An ninh ứng dụng sẽ tập trung bảo vệ phần mềm và thiết bị trước sự xâm nhập trái phép của tội phạm mạng. Cụ thể, nó sẽ ngăn chặn việc cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu và cảnh báo đến máy chủ khi phát hiện có các dấu hiệu đáng nghi.
- Bảo mật các hoạt động an ninh mạng thông qua việc đưa ra các quy trình và quyết định để xử lý và bảo vệ dữ liệu.
- Hỗ trợ phục hồi các sự cố về bảo mật hoặc bất kỳ sự kiện nào khác gây ra mất hoạt động hoặc dữ liệu. Cụ thể, các chính sách thiết thực sẽ được đưa ra để đảm bảo tính liền mạch cho công việc như trước khi vấn đề xảy ra.
- Đưa ra các hướng dẫn an ninh và bảo mật mạng để giáo dục và nâng cao hiểu biết của người dùng. Nhờ đó, chúng ta có thể hạn chế được tình trạng đưa virus vào một hệ thống an toàn dẫn đến bị đánh cắp hoặc tiêu hủy thông tin.
Mục tiêu cơ bản nhất của an ninh mạng
Mục tiêu của an ninh mạng là bảo vệ thông tin khỏi sự đánh cắp, xâm phạm hoặc bị tấn công từ tội phạm vào các lợi ích khác nhau. Độ bảo mật sẽ được đánh giá với một trong ba mục tiêu sau:
Đảm bảo an toàn dữ liệu
Mục tiêu này có thể hiểu đơn giản là đảm bảo quyền riêng tư và tránh tiết lộ thông tin trái phép thông qua việc giới hạn đối tượng tiếp xúc với thông tin nào của chủ sở hữu. Cụ thể, chúng ta sẽ tiến hành mã hóa để ngăn chặn dữ liệu cá nhân tiếp cận sai người theo các phương thức sau:
- Mã hóa bằng cách sử dụng thuật toán để chuyển đổi thông tin khiến người dùng trái phép không thể truy cập được. Công cụ này giúp bảo vệ những dữ liệu quan trọng liên quan đến thông tin cá nhân như thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,…
- Kiểm soát quyền truy cập bằng cách xác định các quy tắc và chính sách để giới hạn người dùng sử dụng tài nguyên hoặc dữ liệu của hệ thống.
- Bảo mật vật lý giúp ngăn chặn sự truy cập trái phép để trộm cắp, phá hoại,… cơ sở dữ liệu, tài nguyên,… của chủ sở hữu để bảo vệ tối đa an ninh mạng.
- Xác thực là quá trình đảm bảo và xác nhận danh tính hoặc vai trò, cấp bậc của người dùng nhờ vào thông tin mà cá nhân sở hữu như mật khẩu, dấu vân tay,… Điều này giúp cho các tổ chức, cá nhân có thể giữ an toàn và giám sát cho dữ liệu của mình.
- Cấp quyền là cơ chế bảo mật được sử dụng để xác định quyền hạn của chủ sở hữu với các tài nguyên như chương trình máy tính, dịch vụ, tính năng ứng dụng,… Tội phạm mạng khó có thể truy cập vào để đánh cắp thông tin vì luôn phải cung cấp mã xác nhận.
Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu cho an ninh mạng
Với mục tiêu này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra những phương pháp để bảo vệ an toàn nguyên vẹn thông tin, ngăn chặn sự phá hoại và thay đổi của tội phạm mạng, cụ thể như sau:
- Tiến hành sao lưu dữ liệu định kỳ bằng cách tạo lập các bản sao của thông tin để sử dụng trong những tình huống bất ngờ như bị mất, tiêu hủy.
- Kiểm tra dữ liệu dựa trên một giá trị số để so sánh toàn bộ nội dung thông tin, từ đó dễ dàng nhận biết những thay đổi nhỏ nhất.
- Mã chỉnh dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin, qua đó phát hiện và tự động điều chỉnh những thay đổi nhỏ nhất.
Đảm bảo khả dụng của dữ liệu với chủ sở hữu
Mục tiêu này hướng đến tính sẵn sàng phục vụ cho việc truy cập và sửa đổi kịp thời từ những người được ủy quyền. Điều này sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa được rủi ro trong quá trình bảo mật an ninh mạng và hỗ trợ các thiết bị lưu trữ tốt hơn nếu xảy ra hỏng hóc.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
Để bảo vệ an toàn thông tin mạng, mỗi người dùng đều phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhà nước.
- Mỗi chủ thể đều phải có nghĩa vụ vụ bảo vệ an ninh mạng kết hợp với phát triển kinh tế – xã hội và tạo điều kiện tối ưu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
- Nghiêm túc thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý các hoạt động xâm phạm không gian an ninh quốc gia, trật tự để bảo đảm an toàn xã hội.
- Tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh đối với hệ thống cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
- Tất cả các thông tin quan trọng về an ninh quốc gia luôn phải được thẩm định và đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu cơ bản trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.
- Các cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát về an ninh mạng để kịp thời ứng phó và khắc phục các sự cố bất ngờ xảy ra.
- Xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm thông tin trái phép để phá hoại, trục lợi.
Các biện pháp cụ thể để bảo vệ an ninh mạng
Theo Luật An ninh mạng năm 2018 thì các biện pháp để chúng ta bảo vệ an toàn thông tin trên Internet bao gồm:
- Thẩm định
- Đánh giá điều kiện an ninh
- Kiểm tra an ninh
- Giám sát an ninh
- Ứng phó, khắc phục sự cố xảy ra bất ngờ
- Đấu tranh, bảo vệ an ninh mạng
- Sử dụng mật mã để bảo vệ an toàn dữ liệu
- Hạn chế hoặc ngăn chặn, tạm dừng cung cấp thông tin mạng nếu có các hoạt động vi phạm quy định về an ninh.
- Xóa bỏ các thông tin trái pháp luật hoặc đe dọa đến bảo mật dữ liệu quốc gia, an toàn xã hội. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà nước khi thực hiện hoạt động trên không gian mạng.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để hạn chế, tạm đình chỉ hoặc ngừng hoạt động của các hệ thống cung cấp thông tin trái pháp luật.
- Tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với những hành vi xâm phạm đến an ninh mạng.
Hành vi nào được coi là vi phạm an ninh mạng?
Có rất nhiều hành vi xâm phạm đến an toàn thông tin trên mạng mà người dùng cần nắm được, cụ thể như sau:
- Sử dụng không gian mạng để đưa thông tin sai lệch, vu khống, gây rối, xâm phạm đến hoạt động của cá nhân, tổ chức hoặc chống phá chính quyền,…
- Tổ chức đánh bạc, rửa tiền phi pháp qua mạng Internet,….
- Tiến hành các hoạt động mua bán mại dân, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục đạo đức xã hội,…
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội về an ninh mạng hoặc tiếp tay cho các hành vi trái pháp luật
- Có hành vi chống đối hoặc gây cản trở hoạt động trong lúc lực lượng bảo vệ an ninh mạng đang làm nhiệm vụ.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động tấn công, gián điệp mạng để chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch hoặc đánh cấp, phá hoại thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Lợi dụng các hoạt động bảo vệ an toàn thông tin để đánh cắp dữ liệu hoặc gây ảnh đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhà nước.
Xử lý vi phạm an ninh mạng
Hiện nay, vấn đề bảo vệ an toàn thông tin trên mạng Internet đang được đặt ra vô cùng cấp thiết. Vì vậy, pháp luật đã đưa ra rất nhiều chế tài nghiêm khắc để xử vi phạm tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng như:
- Xử phạt hành chính: thời hiệu có thể kéo dài từ 1-2 năm nếu sản xuất, mua bán, xuất – nhập khẩu,.. dịch vụ viễn thông, sim số, sản phẩm,… liên quan tới an ninh mạng. Ở mức độ nhẹ hơn, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện, tài liệu vi phạm; hạn chế hoặc bị cấm vĩnh viễn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh trên mạng,…
- Biện pháp khắc phục hậu quả: gỡ bỏ, thu hồi hoặc tiêu hủy phầm mềm, thiết bị, tài nguyên Internet, tên miền,… hoặc dung vụ vi phạm pháp luật, cải chính thông tin xuyên tạc, lừa đảo,…
- Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính: nhắc nhở, quản lý tại gia đình, địa phương hoặc các trường giáo dưỡng,…
Lời kết
Như vậy, nội dung bài viết hôm nay đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về an ninh mạng là gì và những vấn đề liên quan. Chúng ta cần hiểu rõ về các quy định pháp luật để biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như không xâm phạm đến tài nguyên Internet của các chủ thể khác.