Với những người dùng website muốn tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn chắc chắn phải quan tâm đến domain. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách chọn tên miền sao cho hiệu quả nhất. Nội dung được chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp chúng ta khám phá thông tin chi tiết về điều này.
Domain là gì?
Domain (hay tên miền, địa chỉ web) là một đường dẫn tới website bất kỳ hoạt động trên Internet. Nó được thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số thay cho địa chỉ IP của máy chủ. Thực chất đây là sự nhận dạng vị trí của một máy chủ trong mạng lưới.
Bởi vậy, nếu người dùng muốn truy cập một website nào không cần phải nhập một chuỗi IP dài và khó nhớ như trước. Chúng ta có thể dùng domain trên trình duyệt để thực hiện thao tác tìm kiếm một cách nhanh chóng. Mặc dù đơn giản nhưng tên miền vẫn phải cấu thành từ những yếu tố nhất định là www –địa chỉ web – tên miền.com – tên miền cấp 1 và được ngăn cách bởi dấu chấm.
Đặc biệt, vào năm 2016, đã xuất hiện một dạng đặt tên miền độc đáo là nTLD như .website, .photo, .online,…. Cách đặt tên này mang đến nhiều sự hứng thú cho người dùng vì tạo nên dấu hiệu nhận diện riêng rất ngắn gọn và khác biệt.
Để tránh tình trạng nhầm lẫn và gây ra những hiểu lầm không đáng có cho người dùng, mỗi domain chỉ có một địa chỉ web duy nhất trên Internet. Do đó, chúng ta không thể đăng ký được tên miền mà người khác đã là chủ sở hữu.
Cách thức hoạt động của domain
Mỗi một website bất kỳ hoạt động trên mạng Internet đều bao gồm 2 yếu tố chính: domain trỏ đến máy chủ lưu trữ trang đó. Các địa chỉ web khác nhau sẽ được liên kết với IP tương ứng, vì thế khi chúng ta gõ địa chỉ vào trình duyệt thì server sẽ dễ dàng tìm kiếm tạo nên hệ thống tên miền (DNS).
Được biết, nhiệm vụ của DNS là kiếm địa chỉ IP đã liên kết với domain và thu thập thông tin để trả về trình duyệt web. Trong lúc này, nó cũng sẽ yêu cầu dữ liệu về website từ máy chủ lưu trữ của miền.
Để phản hồi lại, máy chủ web sẽ lưu trữ tất cả các thông tin của website bao gồm các thư mục, cơ sở dữ liệu, mã HTML và gửi dữ liệu trở lại để chuyển đổi thành một trang riêng. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng truy cập vào địa chỉ vừa được tạo.
Hiện nay có những loại domain phổ biến nào?
Domain có rất nhiều phần khác nhau cho chúng ta tùy chọn, ví dụ như .org, .net, .tv, .info, .io,… Bởi vậy, người dùng cần phải hiểu rõ về các loại cụ thể để sử dụng đúng với mục đích của nó.
TLD – Domain cấp cao nhất
TLD hay top-level domain là phần cuối cùng sau dấu chấm của một tên miền và thuộc phần mở rộng địa chỉ web được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS. Những dạng phổ biến thường được chúng ta sử dụng nhiều nhất hiện nay như:
- ccTLD – Tên miền cấp quốc gia như: .uk, .us…
- gTLD – Tên miền cấp cao dùng chung như .gov, .net, .org, .biz, .tech
- uTLD – Tên miền cấp cao không được tài trợ như: .biz, .pro, .name, .info
SLD – Tên miền cấp 2
Domain cấp 2 sẽ là tên miền theo mã quốc gia do Tổ chức quản lý mạng của nước đó định nghĩa. Đặc điểm của loại này là phía sau dấu chấm thường chỉ có 2 ký tự nên rất dễ phân biệt, ví dụ như .com, .net.
Domain cấp 3
Tên miền cấp 3 viết ngay bên trái tên miền cấp 2, là domain được cấp phát cho các tổ chức và các doanh nghiệp theo nguyên tắc đăng ký tự do và bảo hộ người đăng ký trước. Chúng ta sẽ thấy nó xuất hiện phổ biến theo dạng .edu.vn, .com.vn,…
Các phần của một tên miền
Về cơ bản, mỗi domain được cấu tạo từ hai thành phần ngăn cách nhau bởi dấu chấm rất dễ cho người dùng nhận biết như sau:
Tên
Tên miền sẽ bao gồm các chữ cái từ A – Z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-” và tổng số ký tự phải nhỏ hơn 255.
Phần mở rộng
Địa chỉ website sẽ bắt đầu bằng dấu chấm “.” và bao gồm những phần mở rộng như sau:
- Tên miền mức cao nhất là mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định dùng chung cho toàn cầu. Người dùng có thể nhận biết với đuôi như sau: com; .biz; .edu; gov; .net; .org; .int; .ac; .pro; .info; .health; .name.
- Domain mức hai sẽ bao gồm các đuôi sau: com.vn; .biz.vn; .edu.vn; .gov.vn; .net.vnv; .org.vn; .int.vn; .ac.vn; .pro.vn; .info.vn; .health.vn; .name.vn
Tại sao cần phải xây dựng domain?
Mục đích chính của domain là tạo ra một tên riêng để nhận dạng trên mạng Internet thay cho việc đánh địa chỉ bằng số gây nhầm lẫn cho người dùng. Mỗi tên miền có thể được chuyển đổi sang dạng IP của máy chủ thông qua DNS toàn cầu.
Quan trọng hơn, việc dùng sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay thế cho dãy số sẽ giúp chúng ta dễ tìm kiếm cũng như liên lạc với các trang web khác nhau trên Internet. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bất cứ dịch vụ liên lạc nào dựa trên địa chỉ IP cụ thể.
Hiện tại, domain đang cho phép các địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc 1 máy chủ sẽ đảm nhiệm đa chức năng như lưu trữ nhiều website độc lập.
Giữa Subdomain và Addon domain khác nhau ở đâu?
Subdomain và Addon domain đều có mục đích sử dụng và tác dụng riêng đối với việc vận hành và quản trị website của người dùng. Tuy nhiên, để tránh gây nhầm lẫn, chúng ta có thể phân biệt dựa vào những yếu tố sau:
Khái niệm
Subdomain là phần được tách ra từ tên miền chính và hoạt động bình thường như các địa chỉ web.
Còn với Addon Domain, đây là một loại địa chỉ trang web khác được thêm vào Hosting của người dùng với chức năng như tên miền chính. Nó cho phép người dùng chạy nhiều website khác nhau nhưng vẫn sử dụng cùng một IP.
- Ví dụ: Tên miền chính semtek.com.vn thì Subdomain tương tự là seo.semtek.com.vn.
Cách thức hoạt động
Subdomain sẽ hoạt động như một tên miền hay website thực thụ. Có nghĩa là nó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích mà trang web của người dùng muốn hướng đến.
Với Addon domain, chúng ta sẽ thấy nó hoạt động như một liên kết ngắn bằng các ký tự chữ cái để đưa máy khách đến server có chứa website cụ thể.
Ứng dụng
Nhờ việc hỗ trợ tốt cho công tác quản trị website nên Subdomain mang lại cho người dùng nhiều cơ hội phát triển về SEO. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bởi sự gia tăng tần suất keyword trong các bài viết giúp việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Còn nhờ Addon domain, bạn có thể tận dụng tối đa tài khoản hosting của mình cho nhiều website khác nhau, giảm bớt chi phí mua máy chủ.
Hạn chế
Subdomain dễ dàng gặp phải các vấn đề về giả mạo thương hiệu hoặc gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet.
Còn với Addon domain, một số nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ bị giới hạn số lượng website được phép sử dụng theo từng gói nhất định.
Cách chọn domain tốt
Lựa chọn tên miền rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của người dùng đối với trang web của bạn. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản đánh giá domain có tốt hay không mà chúng ta nên tham khảo:
Đặt domain ngắn gọn, dễ nhớ
Cần chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng khi họ truy cập vào website. Chúng ta cần hạn chế hoặc không nên sử dụng ký tự đặc biệt và số trong domain. Bởi vì điều này sẽ khiến các đối tượng tìm kiếm dễ dàng gõ sai và mất quá nhiều thời gian để đọc, ghi nhớ.
Lựa chọn tên miền (domain) phù hợp
Chủ sở hữu cần lựa chọn tên miền đúng với với chủ đề website, thương hiệu hoặc lĩnh vực kinh doanh của mình. Việc làm này vô cùng cần thiết để tránh gây ra hiểu lầm cho khách hàng khi truy cập vào và giúp họ nhớ đến domain gắn liền với hoạt động cụ thể trên trang web.
Tốt nhất, chúng ta nên chọn domain là từ khóa của sản phẩm đang kinh doanh hoặc thương hiệu của mình để khách hàng dễ liên tưởng và nhớ đến. Qua đó, bạn cũng thể hiện được thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp khi xây dựng website.
Thâu tóm domain
Nếu chúng ta muốn phát triển website của mình độc quyền với một tên miền nhất định cần phải đăng ký hết tất cả các đuôi domain cần thiết. Bạn nên làm sớm để tránh người dùng khác đăng ký và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu, gây hiểu lầm cho khách hàng.
Sử dụng domain có chứa các từ khóa quan trọng
Việc làm này sẽ giúp chủ sở hữu tối ưu hóa công tác quản trị website và mang lại cơ hội phát triển về SEO thông qua việc người dùng nhận biết được lĩnh vực bạn đang hoạt động.
Khi khách hàng biết đến website của chúng ta và có ấn tượng tốt về sản phẩm sẽ giúp thúc đẩy doanh số hoặc các mục đích khác như tăng độ nhận diện thương hiệu, uy tín,…
Lựa chọn tên miền tích cực
Khách hàng tham gia tìm kiếm thông tin trên Internet sẽ có thiện cảm với domain mang ý nghĩa hoặc gắn với các thông tin tích cực. Điều này giúp cho chủ sở hữu dễ dàng đạt được mục đích là tạo niềm tin và thuyết phục các đối tượng khác thực hiện hành động trên website, ví dụ như mua hàng,…
Sử dụng domain dễ phát âm, đánh vần
Một vấn đề nữa mà chúng ta luôn phải quan tâm đó là tạo lập domain dễ đọc, dễ hiểu để không gây ra nhầm lẫn với những thương hiệu đã đăng ký trước đó. Ngoài ra, nó cũng giúp khách hàng hạn chế việc nhập sai quá nhiều lần và không truy cập lại được dẫn đến bỏ tìm website khác.
Mở rộng chủ đề domain
Việc mở rộng chủ đề tên miền giúp chúng ta khắc phục được tình trạng khách hàng nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh khác, hỗ trợ việc tiếp cận đến đối tượng đang muốn hướng tới chính xác hơn. Bởi vì trong quá trình tìm kiếm và truy cập, người dùng sẽ đánh giá được một website nào đó có phù hợp với nhu cầu của mình hay không.
Lời kết
Như vậy, thông tin bổ ích trong bài viết hôm nay chắc chắn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về domain là gì cũng như những vấn đề liên quan. Mong rằng từ kiến thức hữu ích này, mỗi người sẽ biết cách lựa chọn tên miền phù hợp để tăng độ tiếp cận cũng như uy tín với khách hàng, nhanh chóng đạt được mục tiêu mình đề ra.